An Gia là doanh nghiệp đầu tiên chào sàn HoSE đầu năm mới 2020

Thục Vy | 11/01/2020, 00:25

(TN&MT) - Ngày 9/1, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia đã chính thức niêm yết 75 triệu cổ phiếu AGG lên Sở GDCK TP HCM (HoSE). An Gia là doanh nghiệp đầu tiên chào sàn trong năm mới 2020, thuộc top 5 chủ đầu tư phát triển dự án phân khúc tầm trung lớn nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản An Gia đánh cồng tại buổi lễ

Chào sàn 25.000 đồng/cp, thấp hơn định giá

An Gia chào sàn với giá tham chiếu 25.000 đồng/cp, ứng với mức vốn hóa khoảng 1.900 tỷ đồng, tương đương một số doanh nghiệp tầm trung có nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường. Giá chào sàn được nhìn nhận là vô cùng hấp dẫn bởi P/E chỉ 5,5 lần, thấp hơn nhiều so với trung bình ngành và định giá từ đơn vị tư vấn niêm yết - CTCP Chứng khoán SSI. 

Nếu áp dụng định giá cổ phiếu theo P/E (phương pháp xác định giá trị thật của cổ phiếu), mức giá niêm yết của An Gia có thể lên tới 44.000 đồng/cp. Tuy nhiên, nhằm gia tăng tính thanh khoản, thu hút sự quan tâm của giới đầu tư cũng như dựa trên quan điểm thận trọng, An Gia đã quyết định chọn giá 25.000 đồng/cp.

Mỗi năm sẽ chi khoảng 10.000 tỷ đồng để mua dự án

Ông Nguyễn Bá Sáng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Bất động sản An Gia cho biết: “Chúng tôi lên sàn với mục tiêu rất rõ ràng là huy động vốn để có thể mua nhiều dự án và hướng đến sự minh bạch. Năng lực của An Gia hiện nay có thể phát triển 30 dự án cùng một lúc, mỗi năm chúng tôi đặt mục tiêu sẽ mua 20 - 30 dự án với quy mô mỗi dự án khoảng 500 - 700 tỷ đồng. 

Tính đến thời điểm hiện tại, An Gia đã là một trong những nhà phát triển dự án hàng đầu khu vực phía Nam với hơn 15.000 căn hộ từ 11 dự án đã ra mắt và 5 dự án khác đang triển khai. Công ty đã có sẵn quỹ đất khoảng 70 ha tại các khu vực nhiều tiềm năng phát triển của TP HCM và các tỉnh lân cận như: Bình Dương, Long An, Biên Hoà, Đồng Nai, Phan Thiết…

Với quỹ đất hiện tại, doanh nghiệp dự kiến bổ sung cho thị trường 9.000 - 12.000 sản phẩm trong 3 năm tới, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận ổn định. Về dài hạn, An Gia có kế hoạch chi khoảng 10.000 tỷ đồng mỗi năm để tạo lập quỹ đất đủ để phát triển bền vững trong 10 năm tiếp theo.

Tăng trưởng bất chấp thị trường BĐS chững lại

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, từ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi giới, An Gia đã vươn lên trở thành chủ đầu tư và khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Năm 2018, Công ty đạt doanh thu hơn 1.125 tỷ đồng (tăng 14%) và lợi nhuận sau thuế hợp nhất hơn 566 tỷ đồng (gấp 5,5 lần năm trước). 

Nguồn doanh thu của An Gia giai đoạn 2014 - 2019 chủ yếu đến từ việc phát triển các dự án căn hộ trung - khá, chiếm trên 90% cơ cấu. Ngoài ra, An Gia có nguồn thu từ dịch vụ tư vấn khá ổn định, khoảng 2% doanh số tiêu thụ các dự án mà Công ty phát triển. An Gia trực tiếp triển khai và vận hành nên được nhận khoản thu này từ các đơn vị đồng phát triển dự án.

Năm 2019, An Gia đã tiêu thụ được khoảng 3.000 sản phẩm với doanh số bán hàng xấp xỉ 6.000 tỷ đồng. Công ty ước tính doanh thu thuần 359 tỷ đồng với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 320 tỷ đồng (vượt 7% kế hoạch đề ra). Đây là kết quả đáng mơ ước trong khi thị trường bất động sản nói chung đang chững lại, nhiều doanh nghiệp giảm hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Chỉ số sinh lời vượt trội: IRR xấp xỉ 90%

Một đặc điểm nổi trội của An Gia là hiệu quả đầu tư (IRR) rất cao, đạt gần 90%. Điều này đến từ mô hình hợp tác tài chính với các quỹ đầu tư đồng phát triển dự án, trong đó An Gia chỉ góp vốn thực tế khoảng 20% (capital contribution) nhưng hưởng tỷ lệ phân chia lợi nhuận lên đến 50,1%. Ngoài ra, An Gia luôn duy trì được biên lợi nhuận gộp cao so với trung bình ngành và gia tăng qua từng năm. Nếu năm 2017, mức tỷ suất này là 29% thì năm 2018 là 36%.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, An Gia đạt hệ số lợi nhuận gộp ấn tượng 70%, đứng top đầu ngành bất động sản nhà ở. Biên lợi nhuận gộp cao bởi nguồn thu nhập chủ yếu trong 9 tháng không đến từ hoạt động bàn giao nhà như các năm trước mà đến từ dịch vụ tư vấn phát triển dự án. Đây là doanh thu được trả cho An Gia tương ứng với 2% doanh số bán hàng.

Dự kiến doanh thu năm 2020 là 8.000 tỷ đồng

Sang năm 2020, An Gia triển khai bán các dự án đã ra mắt như Westgate, đồng thời mở bán các dự án mới và một số dự án khác đang trong quá trình ký kết. Mục tiêu doanh thu bán hàng đạt 8.000 tỷ đồng và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 450 tỷ đồng, tăng lần lượt 624% và 50% so với năm trước. 

Với lợi thế quỹ đất có nguồn gốc minh bạch, pháp lý tương đối hoàn thiện, An Gia đang tập trung đẩy nhanh tốc độ phát triển các dự án. Ngay cuối năm 2019, Công ty vừa được TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận chủ đầu tư với dự án chung cư khoảng 3ha ở trung tâm hành chính huyện Bình Chánh. 

Ngoài căn hộ tầm trung cấp - khá, năm 2020, Công ty còn dự định sẽ mở rộng ở nhiều phân khúc khác như: khu đô thị khép kín thấp tầng, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, chuỗi văn phòng hạng B phủ khắp TP HCM. Theo đó, khu dân cư khép kín đầu tiên của An Gia sẽ được ra mắt ở Bình Dương với diện tích khoảng 7ha, bao gồm khoảng 400 căn nhà phố.

An Gia coi đây là sản phẩm chiến lược trong những năm tới. Với dòng sản phẩm nghỉ dưỡng, Công ty đang đàm phán một dự án mới ở Bình Thuận, Hồ Tràm… Mục tiêu xây dựng các sản phẩm giá bán 6 - 7 tỷ đồng/biệt thự, An Gia tham vọng có thể bình dân hóa phân khúc nghỉ dưỡng.

Sức trẻ và tốc độ - “An Gia 28”                                                                           Đặc điểm nổi bật ở nhân sự An Gia là sức trẻ và tốc độ. Nó không chỉ thể hiện qua độ tuổi trung bình 28 mà còn là sự nhiệt huyết, năng nổ và tốc độ triển khai công việc của tất cả các thành viên An Gia. Việc niêm yết cổ phiếu AGG lên sàn chứng khoán không phải đích đến cuối cùng của An Gia mà chỉ là sự khởi đầu. Với tinh thần đó, Ban lãnh đạo An Gia mong muốn sẽ trở thành một Tập đoàn bất động sản Việt Nam phát triển bền vững và chuyên nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Chung cư mini hết thời "hốt bạc"
    (TN&MT) - Sau vụ cháy chung cư mini ở TP. Hà Nội, thị trường chung cư mini tại TP.HCM được dự báo sẽ rất khó khăn trong thời gian tới. Mặc dù nhu cầu ở đối với chung cư mini vẫn còn rất nhiều, nhiều khách hàng vẫn e ngại khi lựa chọn phân khúc này.
  • Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Vlasta – Sầm Sơn
    Lễ ký kết hợp tác chiến lược dự án Tổ hợp đô thị biển Vlasta – Sầm Sơn vừa diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của 16 đại lý phân phối hàng đầu miền Bắc.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Thúc đẩy thị trường bất động sản phục hồi
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 20/5/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (Nghị định 10/2023/NĐ-CP), có ý nghĩa rất lớn trong việc tháo gỡ những nút thắt về pháp lý cho dự án bất động sản (BĐS), góp phần thúc đẩy sự phục hồi của thị trường BĐS. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Lê Hoàng Châu (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) xung quanh vấn đề này.
  • Hạ lãi suất cho vay, vẫn khó kích cầu BĐS
    (TN&MT) - Các ngân hàng thương mại đang chạy đua hạ lãi suất để kích cầu người mua nhà.
  •  Đà Nẵng gỡ vướng cho condotel, thúc đẩy thị trường BĐS
    (TN&MT) - Các giải pháp tháo gỡ của Chính phủ cùng với việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đang góp phần “giải hạn” cho phân khúc căn hộ khách sạn (condotel) tại Đà Nẵng.
  • “Mách nước” giúp Gen Z sở hữu ngay căn hộ cao cấp ngay khi vừa khởi nghiệp
    “Mua nhà 8 năm không lo lãi suất - không gánh nặng tài chính” là cơ hội “có 1-0-2” giúp các bạn trẻ Gen Z với lối đầu tư táo bạo và chuẩn sống cao sớm sở hữu tổ ấm riêng.
  • Feliz Homes công bố quỹ căn hộ đẹp nhất tòa Zen Tower
    Feliz Homes một lần nữa “hâm nóng” thị trường chung cư nội đô Hà Nội khi chủ đầu tư KLB cho ra mắt quỹ căn hộ đẹp nhất Zen Tower - tòa tháp “hoa hậu” của dự án.
  • Căn hộ giá bình dân trở lại
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (BĐS) không còn chịu sự “áp đảo” của phân khúc cao cấp nữa, thay vào đó phân khúc bình dân, nhà giá rẻ trên dưới 2 tỷ đồng ngày càng phổ biến trên thị trường. Diễn biến này kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình quay trở lại thị trường của phân khúc nhà ở bình dân.
  • Bộ Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi biến nhà ở thành chung cư mini
    Bộ Xây dựng vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải khẩn trương rà soát toàn bộ các công trình nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ ở (thường gọi là chung cư mini) để phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng, đặc biệt là vi phạm về phòng cháy, chữa cháy; có giải pháp ngăn cách khu vực để xe với khu vực ở và có lối thoát nạn riêng.
  • Thanh Hóa: Bãi bỏ 4 dự án vì không bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội
    Ngày 14/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành 4 Quyết định bãi bỏ các quyết định liên quan đến dự án khu dân cư, dự án khu nhà ở thương mại chưa đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật không bố trí đủ quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
  • Khám phá tâm điểm sống năng động và thời thượng tại Glory Heights
    Sự xuất hiện của Glory Heights (Vinhomes Grand Park) được nhiều khách hàng đón nhận nồng nhiệt bởi dự án thỏa mãn loạt tiêu chí về một không gian sống hoàn hảo, cân bằng sức khỏe thể chất - tinh thần giữa trung tâm TP. Thủ Đức.
  • TP.HCM: Nghịch lý ế ẩm nhà tái định cư
    (TN&MT) - Như một nghịch lý khi nhu cầu chỗ ở của người dân ở TP.HCM ngày càng gia tăng, song có những dự án nhà tái định cư (TĐC) xây xong rồi… để đấy, người dân không mặn mà đến ở.
  • Vun đắp phong cách sống chuẩn Nhật tại The Origami
    Sự tối giản, tinh tế, gắn kết với thiên nhiên là những chất liệu tạo nên The Origami, biểu tượng phong cách sống chuẩn Nhật duy nhất giữa lòng đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO