“Âm vang Đại ngàn”- Bản hùng ca trong ngày Hội lớn

Việt Hùng- Tuyết Chinh | 04/12/2020, 16:45

(TN&MT) - Ngay trong Lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần II năm 2020” vừa diễn ra sáng nay 4/12, các đại biểu đã được đắm mình trong không gian của chương trình nghệ thuật chào mừng mang tên “Âm vang đại ngàn”

"Âm vang đại ngàn" - Bản Hùng ca trong ngày hội lớn

Theo Ban Tổ chức Đại hội, “Âm vang đại ngàn” là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu do Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam tổ chức và trình diễn.

Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Huỳnh Tú được giao nhiệm vụ đạo diễn; chỉ huy dàn nhạc là nghệ sĩ Đinh Văn Đức, dân tộc Mường đến từ Nhà hát Ca múa nhạc Sơn La.

Chương trình nghệ thuật “Âm vang đại ngàn” được các đại biểu dự Đại hội, khán giả xem truyền hình và giới chuyên môn nghệ thuật đánh giá là một chương trình mang nhiều cảm xúc, dấu ấn về sắc màu văn hóa các dân tộc.

Đặc biệt, chương trình quy tụ được khoảng 60 nghệ sĩ đến từ các vùng miền trên cả nước, trong đó hơn 50% các nghệ sĩ là người dân tộc thiểu số.

Tiết mục biểu diễn trong chương trình đi vào lòng khán giả là các đại biểu đến từ 54 dân tộc anh em trên cả nước

Chia sẻ với báo chí ,ông Nguyễn Hoàng Cầm, Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam bộc bạch, mặc dù đã qua nhiều ngày, nhưng nghĩ về chương trình "Âm vang đại ngàn” ông vẫn còn tràn ngập cảm xúc.

Chương trình được xây dựng chỉ với thời lượng 15 phút, nhưng màn hòa tấu với những giai điệu, tiết tấu dựa trên âm hưởng đặc trưng từ các nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của 54 dân tộc như: Sáo Mèo, khèn Thái, đàn Tính, Cồng chiêng Tây Nguyên, chiêng Mường…

Phần trình đại hòa tấu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam phần giai điệu, tiết tấu dựa trên âm hưởng đặc sắc, các nhạc cụ truyền thống của các Dân tộc tiêu biểu trên khắp mọi miền của đất nước.

Màn hòa tấu như một bản giao hưởng của thiên nhiên sẽ mang lại cho người nghe, người xem những cảm nhận sâu sắc hơn về ngôn ngữ âm nhạc truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Có thể nói “Âm vang đại ngàn’ đã tạo nên một bản giao hưởng với sự kết hợp tinh tế, hoàn hảo, đưa chúng ta đến với bức tranh muôn màu, đậm bản sắc các dân tộc Việt Nam, đến với vẻ đẹp của quê hương, đất nước…

“Điều đặc biệt nữa là, trong màn hòa tấu, đạo diễn đã làm nổi bật giai điệu của từng loại nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc, vùng miền nhưng vẫn gắn kết, hòa quyện từng giai điệu với nhau” - ông Nguyễn Hoàng Cầm chia sẻ.

Bức tranh muôn màu, đậm bản sắc các dân tộc Việt Nam

Một điều không thể không nhắc tới, để có được chương trình nghệ thuật “Âm vang Đại ngàn”, Ban Tổ chức đã nhận được sự hỗ trợ, tài trợ đắc lực của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Nhờ có sự hỗ trợ của Ngân hàng SCB, mà lần đầu tiên Nhà hát thực hiện một chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ dân tộc thiểu số từ các vùng miền, với màn hòa tấu các nhạc cụ dân tộc xuyên suốt từ Bắc vào Nam.

Được biết, đây là một trong những ngân hàng tham gia tích cực các hoạt động hướng đến cộng đồng, an sinh xã hội. Chỉ tính từ đầu năm 2020 đến nay, SCB đã chung tay cùng đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn trước thiên tai, lũ lụt, với số tiền ủng hộ lên đến gần 3 tỷ đồng; ủng hộ 1,5 tỷ đồng vào các Quỹ “Vì người nghèo”.

Ngoài ra SCB cũng đã trao tặng 150 triệu đồng ủng hộ đội ngũ y, bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi huyện Hòa Vang, Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang; đóng góp gần 1,6 tỷ đồng để mua tặng 100 giường y tế cho các bệnh viện; tài trợ 1,2 tỷ đồng để xây dựng 20 nhà ở cho gia đình chính sách khó khăn tại tỉnh Long An...

Phó Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam Nguyễn Hoàng Cầm cho biết: Thời gian này, cùng với “Âm vang đại ngàn”, Nhà hát liên tiếp nhận được nhiều nhiệm vụ tổ chức, dàn dựng và trình diễn các chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc các sự kiện lớn của đất nước.

Sau Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần từ II, là Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc diễn ra ngày 10/12; chương trình nghệ thuật chào mừng tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng-Giải Búa liềm vàng lần thứ V; sau đó Nhà hát tiếp tục chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng toàn quốc...

“Tuy vất vả, nhưng các nghệ sĩ, anh chị em của Nhà hát luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết. Mong muốn của người làm nghệ thuật là sẽ có được nhiều tác phẩm, chương trình nghệ thuật đặc sắc gửi đến khán giả, công chúng nên anh em đều vui vẻ, cố gắng làm hết sức mình” - Phó giám đốc Nguyễn Hoàng Cầm cho hay. 

Đồng bào các dân tộc nguyện một lòng đoàn kết, đi theo Đảng, luôn tâm nguyện rằng còn Đảng là còn mình; chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới lãnh đạo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho toàn dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số. Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số nắm chặt tay nhau, quyết tâm thực hiện bằng được lời dạy thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu:

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau... Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt

Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến

Bài liên quan
  • Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam dâng hương tưởng niệm các vua Hùng
    (TN&MT) - Trong khuôn khổ diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam lần thứ II, năm 2020, sáng ngày 3/12, Đoàn đại biểu các DTTS Việt Nam đã đi Dâng hương tại Đền thờ các vua Hùng tại tỉnh Phú Thọ. Đoàn đại biểu dâng hương tại Đền thờ các vua Hùng gồm 100 đại biểu đại diện cho 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam tham dự.

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO