ADB hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam xuống 5,8% năm 2021

Lưu Nguyên Sơn | 20/07/2021, 15:15

(TN&MT) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay của các nền kinh tế đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam.

Việc áp dụng các biện pháp giãn cách kéo dài ở các khu vực tăng trưởng lớn nhất nước có ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thương mại và hạn chế các hoạt động kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Ảnh minh họa

Cụ thể, trong Bản bổ sung cho báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, cập nhật cho các nền kinh tế của khu vực và mức lạm phát trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ADB dự báo mức tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển châu Á là 7,2% năm nay, thấp hơn mức dự báo 7,3% hồi tháng 4 .

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng năm 2022 được nâng từ 5,3% lên 5,4%.

ADB cho biết, nếu không tính các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc), triển vọng tăng trưởng cập nhật của các nền kinh tế đang phát triển châu Á là 7,5% năm 2021 và 5,7% năm 2022, so với các con số dự báo trước đây lần lượt là 7,7% và 5,6%.

Ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB nhận định, công cuộc phục hồi sau đại dịch Covid-19 của Châu Á và Thái Bình Dương đang tiếp diễn, mặc dù con đường còn bấp bênh do các đợt bùng phát mới, các biến thể vi-rút mới và việc triển khai vắc-xin không đồng đều. Ngoài các biện pháp ngăn chặn và tiêm chủng, việc phục hồi các hoạt động kinh tế có chiến lược và theo từng giai đoạn, ví dụ như thương mại, sản xuất và du lịch sẽ là chìa khóa để bảo đảm công cuộc phục hồi xanh, bao trùm và bền bỉ.

Theo ADB, đại dịch Covid-19 vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng này do các đợt bùng phát tiếp tục diễn ra ở nhiều nền kinh tế. Số ca mắc mới hàng ngày trong khu vực đã lên tới đỉnh điểm là 434.000 ca hồi giữa tháng 5. Con số này giảm xuống còn 109.000 ca vào cuối tháng 6, tập trung chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Trong khi đó, việc triển khai vắc-xin trong khu vực đang dần được đẩy mạnh với trung bình 41,6 liều trên 100 người vào cuối tháng 6, cao hơn con số trung bình toàn cầu là 39,2, nhưng thấp hơn so với tỉ lệ 97,6 ở Hoa Kỳ và 81,8 tại Liên minh Châu Âu.

Ngược lại, ADB nâng triển vọng tăng trưởng của khu vực Đông Á năm 2021 từ 7,4% hồi tháng 4 lên 7,5% nhờ phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của các nền kinh tế công nghiệp hóa mới gồm Hồng Kông (Trung Quốc), Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Dự báo tăng trưởng cho tiểu vùng này trong năm 2022 được giữ nguyên ở mức 5,1%.

Tương tự, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc cũng được duy trì ở mức 8,1% cho năm nay và 5,5% cho năm 2022, trong bối cảnh sự phục hồi ổn định của các ngành công nghiệp, xuất khẩu và dịch vụ.

Triển vọng tăng trưởng năm nay của khu vực Trung Á được nâng lên 3,6%, so với mức 3,4% trong dự báo hồi tháng 4. Triển vọng của khu vực Trung Á trong năm 2022 vẫn giữ nguyên ở mức 4,0%.

Dự báo tăng trưởng năm 2021 đối với các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương bị hạ thấp do các đợt bùng phát mới đang được ứng phó bằng các biện pháp ngăn chặn và hạn chế, gây thiệt hại tới hoạt động kinh tế. Triển vọng tăng trưởng của Nam Á cho năm tài khóa 2021 giảm từ 9,5% xuống còn 8,9%. Dự báo cho Ấn Độ bị hạ một điểm phần trăm, xuống còn 10,0%. Triển vọng năm 2021 của Đông Nam Á được điều chỉnh từ 4,4% xuống còn 4,0%.

Với Việt Nam, do sự phục hồi toàn cầu thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng nhanh lên 5,6% trong nửa đầu năm nay so với 1,8% cùng kỳ năm 2020 bất chấp sự gián đoạn do làn sóng Covid-19 mới bùng phát từ cuối tháng 4.

Tuy nhiên, theo ADB, việc triển triển khai tiêm chủng tương đối chậm và áp dụng các biện pháp giãn cách kéo dài ở các khu vực tăng trưởng lớn nhất nước có ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông thương mại và hạn chế các hoạt động kinh tế trong năm 2021.

ADB dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam giảm từ 6,7% hồi tháng 4 xuống còn 5,8%.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
LNG và ấn định mới của PV GAS trên hành trình định hướng năng lượng Việt Nam
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas - LNG) đã trở thành một nguồn năng lượng không thể thiếu trên thế giới. Nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tiên phong nhập khẩu LNG, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước.
Đừng bỏ lỡ
  • Ông Nguyễn Hữu Tiến được bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Urenco
    (TN&MT) - Sáng ngày 4/10/2023, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) long trọng tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc diện Ban cán sự Đảng UBND thành phố quản lý.
  • Xem xét, thống nhất giải pháp xử lý dứt điểm Dự án Bột giấy Phương Nam
    Chiều 4/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, tỉnh Long An để xem xét xử lý Dự án Bột giấy Phương Nam (1 trong 12 dự án yếu kém của ngành Công Thương).
  • Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp
    Ngày 4/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Công điện số 916/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4.
  • PCCC ở NMLD Dung Quất: Tuân thủ, hiện đại, nhận diện nguy cơ, chủ động phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó
    Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) luôn tuân thủ thực hiện nghiêm túc các quy định và chính sách của Nhà nước về công tác PCCC tại Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất. Với những điểm sáng trong công tác PCCC, công tác an toàn NMLD Dung Quất luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất.
  • GSM cung cấp ô tô điện VinFast cho Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về quản lý thiên tai
    Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đã ký kết hợp đồng cho thuê ô tô điện VinFast với Công ty TNHH Phát triển Thế kỷ Thương mại và Du lịch (DCT) - đơn vị tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11.
  • Công đoàn PVOIL: Đoàn kết là sức mạnh
    Ngay từ ngày đầu thành lập, Công đoàn Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm quyền lợi, chăm lo và gắn kết người lao động (NLĐ) trong ngôi nhà chung PVOIL. Trong hành trình ấy, sự đoàn kết chính là sức mạnh để Công đoàn PVOIL trở thành tổ chức đáng tin cậy, là điểm tựa tinh thần của người lao động PVOIL.
  • Thương hiệu BIA SAIGON tiếp tục bị giả mạo nhãn hiệu
    Thời gian gần đây những sản phẩm giả mạo nhãn hiệu BIA SAIGON có dấu hiệu tái vi phạm khi SABECO phát hiện những sản phẩm này đã xuất hiện tại thị trường tỉnh Bình Dương và Bình Định.
  • Hà Nội: Dự án BĐS Đông Anh, Gia Lâm sẽ phục hồi sớm
    (TN&MT) - Thị trường bất động sản (TT BĐS) trong quý 3/2023 diễn ra chậm với lượng giao dịch thấp cùng với sự thận trọng của các chủ đầu tư trước việc ra hàng mới. Tuy nhiên, sự hình thành quận mới và cơ sở hạ tầng hoàn thiện dự kiến sẽ dần thúc đẩy sự phục hồi của TT BĐS.
  • Petrovietnam ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ "Vì người nghèo" thành phố Hà Nội
    Tiếp nối truyền thống ngành dầu khí, phát huy văn hóa sẻ chia, tại Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội thành phố Hà Nội năm 2023, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã trao ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thành phố với số tiền 10 tỷ đồng.
  • Quảng Bình sẽ xây dựng 15 nghìn căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp
    Ngày 2/10, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 2777/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" tỉnh Quảng Bình.
  • Thanh Long Bay dẫn đầu xu hướng rời trung tâm về phố biển an cư
    (TN&MT) - TP.HCM đang chứng kiến một xu hướng di dời dân cư ra các đô thị vệ tinh liền kề. Tất cả nhờ vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng và giao thông khiến việc di chuyển từ nhà ngoại ô đến nơi làm việc trong trung tâm thành phố đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực dân số lên lõi trung tâm mà còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các đô thị mới.
  • Xu hướng “Chút Yên từ Thiên Nhiên” tưởng chừng sẽ lạ mà quen: Điều khiến mọi người không ngừng chia sẻ thời gian qua
    (TN&MT) - Cuộc sống bận rộn với bao nhiêu kế hoạch, bao nhiêu điều cần làm – phải làm – muốn làm – thích làm. Nhưng vì luôn sống hết mình từng khoảnh khắc nên chẳng thể tránh những lúc nguồn năng lực tích cực trong ta cạn kiệt. Vậy nên cộng đồng mạng đang chia sẻ nhau bí kíp để sống “tích cực bền vững” là chủ động tìm cho bản thân Chút Yên mỗi ngày để tái tạo tâm trí – cơ thể, nạp lại năng lượng tích cực và cân trọn ngày náo nhiệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO