Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 12/5/2025 14:25 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 14/09/2021 , 18:48 (GMT+7)

A Lưới - Thừa Thiên Huế: Hàng nghìn người DTTS tham gia phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”

Thứ Ba 14/09/2021 , 18:48 (GMT+7)

(TN&MT) - Phong trào bảo vệ môi trường mang tên “Ngày Chủ nhật xanh” ở Thừa Thiên Huế đã được đồng bào dân tộc thiểu số miền núi huyện A Lưới tham gia hưởng ứng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) thông tin, từ đầu năm đến nay, thông qua phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, tại huyện đã có gần 17.000 lượt nhân dân, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, học sinh hưởng ứng tham gia. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều hoạt động được tổ chức với quy mô nhỏ và hạn chế số lượng người tham gia, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Người dân huyện miền núi A Lưới làm hàng rào để trồng hoa dọc các tuyến đường thôn, xóm.

Tất cả đã thu gom hàng nghìn tấn rác thải đến điểm tập kết rác; trồng được 2.343 cây mai, đào và 1.385 cây xanh các loại; lắp đặt điện chiếu sáng mới dài 2.74 km; chăm sóc gần 30km và trồng mới hơn 3.4km hàng rào xanh; nạo vét 48 kênh mương dài trên 5.9 km; xây dựng hơn 1.445m đường bê tông nông thôn; xây dựng mới 41 tuyến đường hoa...

A Lưới là một huyện vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế với phần lớn là người dân tộc thiểu số. Bà Lê Thị Thêm - Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện cho rằng, chưa có một thống kê cụ thể nào để đo lường sự quan tâm của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng rõ nhất là sự thay đổi trong nếp sống của người dân ở vùng cao.

“Ngoài những nơi có thu gom rác thải tập trung, thì ở những thôn bản khác, các hộ dân cũng tự chế các thùng rác, phân loại rác để xử lý hoặc chở ra trung tâm - nơi có các thùng rác để đổ. Hết vệ sinh trong nhà, họ lại cùng nhau làm đẹp đường làng, ngõ xóm. Phụ huynh dặn dò con ý thức giữ gìn vệ sinh chung, nên bây giờ vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải không còn...”, bà Thêm nói.

Dọn rác vào mỗi dịp cuối tuần.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, thời gian qua, bà con trên địa bàn huyện nhất là cộng đồng các dân tộc thiểu số đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Hằng tuần, người dân hăng say làm cỏ, quét dọn thu gom rác, trồng hoa, làm hàng rào... Chẳng mấy chốc, các tuyến đường ở huyện sạch và đẹp hẳn. Môi trường vùng cao ngày càng trong lành. Người dân A Lưới đã tự thay đổi nếp sống của mình bằng phương châm “sạch đẹp từ nhà ra đường”. Mong rằng tinh thần của người dân sẽ tiếp tục duy trì và phát huy.

“Thông qua phong trào Ngày Chủ nhật xanh, nhiều vấn đề về môi trường ở khu dân cư đã được giải quyết, góp phần thiết thực trong việc bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã duy trì và thực hiện tốt phong trào, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên gắn với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong toàn huyện”, ông Hùng chia sẻ.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm