36 nhà đầu tư năng lượng tái tạo “kêu khó”, Bộ Công Thương nói gì?

Phương Hà | 16/03/2023, 11:31

(TN&MT) - Trước kiến nghị của 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp gửi tới Thủ tướng Chính phủ về khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp, chiều 15/3, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có thông tin phản hồi chính thức về vấn đề này.

Vừa qua, 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Việt Nam đã cùng ký tên trong một đề nghị gửi tới Thủ tướng Chính phủ về khắc phục những bất cập trong cơ chế giá phát điện cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. 

Qua đó, các nhà đầu tư cho rằng: quá trình ban hành Quyết định 21 dường như quá vội vàng, chưa bảo đảm việc thẩm định và lấy ý kiến một cách kỹ lưỡng, việc giao cho EVN/EPTC làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp với thực tiễn, phương pháp tính toán của EVN cũng được cho là chưa phù hợp và chưa đảm bảo tính khách quan.

Giải đáp các kiến nghị nêu trên, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có thông tin phản hồi chính thức về vấn đề này.

001.jpg

Tuân thủ đúng trình tự, quy định

Về việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 17/BC-BCT ngày 27/01/2022 về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp, Tờ trình số 1513/TTr-BCT ngày 24/3 năm 2022 về việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp và Báo cáo số 126/BC-BCT ngày 21/7/2022 về cơ chế đối với dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp. 

Tại Thông báo số 55/TB-VPCP ngày 26/02/2022 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về đề xuất của Bộ Công Thương về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp, yêu cầu Bộ Công Thương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo các quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền ban hành khung giá phát điện (trong đó có khung giá điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp): Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện áp dụng đối với dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời chuyển tiếp trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt. 

Ngày 03/10/2022, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Hội đồng tư vấn độc lập để lấy ý kiến về khung giá phát điện cho Dự án chuyển tiếp được thành lập theo Quyết định số 2334/QĐ-BCT ngày 07/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, theo đó, Hội đồng gồm 09 thành viên là các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực điện, giá, tài chính, quản lý Nhà nước về năng lượng. Việc tổ chức tính toán rà soát, xin ý kiến của các chuyên gia và các cơ quan có đơn vị có liên quan được thực hiện từ ngày 20/11/2022 đến ngày 30/11/2022.

Vì vậy, việc dự thảo và ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT về ban hành khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp hoàn toàn đảm bảo trình tự và thủ tục theo quy định.

002.jpg
Bộ Công Thương cho rằng Bộ đã tuân thủ quy định và có phương pháp, kết quả tính toán cụ thể, rõ ràng

Phương pháp và kết quả tính toán cụ thể, rõ ràng

Theo các số liệu của các tổ chức tư vấn quốc tế, thông số do Viện Năng lượng, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 và tổ chức tư vấn GIZ cung cấp, suất đầu tư điện gió, điện mặt trời trên thế giới có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn vừa qua, bất chấp sự gia tăng đáng kể của chi phí vật liệu. Vì vậy, căn cứ báo cáo kết quả tính toán khung giá của EVN, suất đầu tư được thẩm định, lựa chọn trên cơ sở suất đầu tư các dự án giảm trừ 10% cho 1MWp điện mặt trời, 1MW điện gió.

Theo nghiên cứu của tư vấn quốc tế, bức xạ mặt trời trên lãnh thổ Việt Nam được chia làm 03 vùng, trên cơ sở 164 dự án điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN, có 134/146 dự án nhà máy điện mặt trời thuộc vùng 3 (tương đương 91,78%). Theo đó bức xạ mặt trời để tính toán sản lượng bình quân nhiều năm được lấy theo bức xạ của tỉnh Bình Thuận (địa điểm thuộc vùng 3 và xây dựng Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2) theo nghiên cứu của tổ chức tư vấn quốc tế là 5,23 kWh/m2/ngày (tương đương 1.908,95 kWh/m2/năm).

Theo ý kiến của Hội đồng tư vấn, để phù hợp với các quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 03/10/2022, khung giá áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời mặt đất không tính toán theo thông số của Nhà máy điện mặt trời Phước Thái 2 mà được thẩm định trên cơ sở lựa chọn bộ thông số đầu vào như suất đầu tư, bức xạ mặt trời tại vùng 3 (tỉnh Bình Thuận) và các thông số khác được lựa chọn theo số liệu thu thập từ các nhà máy điện mặt trời mặt đất đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời điểm giá bán điện ưu đãi hết hiệu lực.

Giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành (theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân). Vì vậy việc thay đổi giá bán lẻ điện bình quân không chỉ xem xét chi phí phát điện (bao gồm chi phí mua điện từ  nhà máy điện mặt trời, điện gió) mà bao gồm nhiều khâu khác.

Cơ chế giá bán điện ưu đãi FIT là cơ chế giá điện hỗ trợ, được thiết kế để thúc đẩy đầu tư vào các dự án điện mặt trời, điện gió và được quy định trong khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, khung giá phát điện cho các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió chuyển tiếp được tính toán trên cơ sở chi phí thực tế quy định tại báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật của các nhà máy điện mặt trời, nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước thời hạn cơ chế giá FIT hết hiệu lực. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thông xe cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, vượt tiến độ 3 tháng
    (TN&MT)  - Từ 10h ngày 19/5, hai đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa và Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã chính thức đưa vào khai thác, vận hành. Trong đó, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm hoàn thành vượt tiến độ 3 tháng so với kế hoạch.
  • Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3
    (TN&MT) - Khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) và thực hiện các nội dung, thủ tục, hồ sơ liên quan đến Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3 đang chậm so với kế hoạch. Trong bối cảnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình đang triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm “thúc” tiến độ 2 dự án trọng điểm này.
  • Chủ trương đầu tư hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn
    Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
  • Đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai
    Theo công văn 3266/VPCP-CN ngày 9/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
  • UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình
    Tại Văn bản số 377/TTg-CN ngày 9/5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Thái Bình là cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP.
  • Nhật Bản đầu tư 6,6 tỷ USD vào Thanh Hóa
    Tại Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023 với chủ đề: "Thanh Hóa - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác, phát triển nhanh và bền vững" nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản. Nhật Bản đang là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6,6 tỷ USD.
  • Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn.
  • Quảng Bình: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Cục thuế tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Quỹ Phát triển đất và các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết thu tiền sử dụng đất để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023.
  • Siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu siết chặt kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công. Các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nghiêm túc khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế để phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
  • Thành phố Chí Linh chi nghìn tỷ đồng “dệt” mạng lưới giao thông liên tỉnh
    (TN&MT) - Chí Linh đang mạnh tay đầu tư các công trình giao thông trọng điểm kết nối từ Tỉnh lộ 398b và Quốc lộ 18 với Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh. Đây sẽ là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội, đưa Chí Linh tới mục tiêu trở thành đô thị loại II.
  • Thống nhất phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình
    Theo công văn 2478/VPCP-CN ngày 12/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải thống nhất bằng văn bản với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các địa phương liên quan về phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình theo kết luận của Thường trực Chính phủ tại văn bản số 94/TB-VPCP ngày 24/3/2023 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2023.
  • TNEX được The Asian Banker vinh danh “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam” 2023
    (TN&MT) - TNEX vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng thuần số tốt nhất Việt Nam” 2023. Với 02 năm liên tiếp nhận giải thưởng uy tín này, TNEX đã củng cố vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam, chỉ 02 năm sau khi ra mắt.
  • Diễn Châu - Nghệ An đứng trước thời cơ phát triển kinh tế vượt bậc
    (TN&MT) - VSIP Nghệ An II và cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đang là động lực thu hút đầu tư, đem đến cho Diễn Châu cơ hội phát triển kinh tế vượt bậc.
  • Quảng Trị: Đầu tư dự án khu cảng cạn hơn 235 tỷ đồng
    Dự án Khu cảng cạn VSICO Quảng Trị có mức đầu tư 236,6 tỷ đồng, nằm tại cụm cửa khẩu mở rộng thuộc Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, do Công ty CP Hàng hải VSICO làm chủ đầu tư.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO