2015 - năm quyết định Thoả thuận pháp lý toàn cầu về BĐKH

27/12/2014, 00:00

(TN&MT) – Đó là một trong những nội dung chính trong Báo cáo của Bộ TN&MT do Thứ trưởng Trần Hồng Hà ký ngày 24/12 trình Thủ tướng Chính phủ

   
(TN&MT) – Đó là một trong những nội dung chính trong Báo cáo của Bộ TN&MT do Thứ trưởng Trần Hồng Hà ký ngày 24/12 trình Thủ tướng Chính phủ về Kết quả của Đoàn Việt Nam tham dự COP-20 trong đó nêu rõ những kiến nghị năm 2015 của lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu.
   
  Như báo TN&MT đã phản ánh liên tục trong những bản tin trước, trong và sau Hội nghị lần thứ 20 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-20), đoàn Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cũng như thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra trước phiên đàm phán.
   
   
Đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp tại COP-20
   
  Sau khi báo cáo những kết quả đã đạt được cũng như những phân tích những tồn tại và hạn chế… Bộ TN&MT xác định:   Năm 2015 là năm quyết định trong đàm phán xây dựng Thoả thuận pháp lý toàn cầu về biến đổi khí hậu (BĐKH); nhiều hoạt động đàm phán sẽ được tăng cường. Các vấn đề chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Đề án đàm phán BĐKH giai đoạn 2014-2015 vẫn phù hợp và cần tiếp tục được triển khai.
   
  Bộ TN&MT cũng dự kiến đóng góp cho quốc gia quyết định (Indc) của Việt Nam hiện đang được tích cực triển khai với sự hỗ trợ của UNDP và GIZ và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5/2015. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động Ban công tác đàm phán BĐKH, xây dựng báo cáo iNDC của Việt Nam và chuẩn bị cho Việt Nam tham gia ứng phó với BĐKH phù hợp với yêu cầu quốc tế và với hoàn cảnh của Việt Nam.
   
  Cụ thể, Bộ TN&MT đề nghị Thủ tướng Chính phủ các vấn đề: Về tổ chức đàm phán: giao Trưởng ban công tác đàm phán về BĐKH phối hợp với các Bộ, ngành kiện toàn ban công tác đàm phán của Việt Nam về BĐKH cho phù hợp với tình hình mới trong đàm phán về BĐKH, đảm bảo tính liên tục, chủ động, hiệu quả.
   
Về phê chuẩn Bổ sung Đô-ha: hiện nay đã có 21 quốc gia phê chuẩn và để có hiệu lực thì cần 144 quốc gia phê chuẩn. Việt Nam luôn coi Nghị định thư Kyoto là nền tảng cho ứng phó với BĐKH nên cần sớm phê chuẩn bổ sung Đô-ha để Nghị định thư Kyoto giai đoạn 2 sớm có hiệu lực. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp sớm hoàn thành các thủ tục để phê chuẩn Bổ sung Đô-ha đối với Nghị định thư Kyoto.
   
Về Báo cáo Dự kiến đóng góp do quốc gia quyết định (Indc): đề nghị tiếp tục giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ: NN&PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, GTVT và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng báo cáo iNDC của Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong tháng 5/2015.
   
   
Năm 2015 sẽ có nhiều cuộc đàm phán tiếp nối về BĐKH
   
Giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT theo dõi và tham gia tích cực vào quá trình dự thảo, hoàn thiện Báo cáo xác định quy trình và lộ trình xây dựng giải pháp toàn cầu giảm phát thải trong vận tải hàng không và chủ động áp dụng cho vận tải hàng không quốc tế của Việt Nam; xây dựng và trình Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) Kế hoạch hành động giảm phát thải CO2 từ hoạt động vận tải hàng không quốc tế trong năm 2015;
   
  Chủ động tiếp cận chương trình nâng cao năng lực thực thi các quy định về hiệu suất năng lượng tàu biển của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) nhằm xây dựng năng lực của ngành hàng hải trong triển khai Phụ lục VI của Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm từ các hoạt động vận tải hàng hải (MARPOL) đã được Chủ tịch nước phê chuẩn việc gia nhập ngày 16/10/2014.
   
Về xây dựng thị trường các bon ở Việt Nam: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Đồng thời Bộ TN&MT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan đang tích cực xây dựng Dự án Đối tác thị trường các-bon (PMR) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tích cực phối hợp với Bộ TN&MT triển khai thực hiện Đề án và xây dựng thị trường các-bon ở Việt Nam.
   
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT xây dựng cơ chế, chính sách tài chính nhằm xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong nước; đánh giá việc thực hiện Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch trong nước trong thời gian qua…
   
        
6 nhiệm vụ đàm phán chủ yếu năm 2015
        
       Chuẩn bị và tham dự Họp đàm phán thỏa thuận 2015 (ADP-2.8) tại Geneva, Thụy Sỹ từ 04 đến 13/02/2015.
        
       Chuẩn bị và tham dự Họp đàm phán thỏa thuận 2015 (ADP-4.1) và SBI42, SBSTA42 tại Bonn, CHLB Đức từ 01 đến 14/6/2015.
        
       Chuẩn bị và tham dự cuộc họp cấp cao thúc đẩy đàm phán tại NewYork, Mỹ ngày 29/06/2015.
        
       Chuẩn bị và tham dự Họp đàm phán thỏa thuận 2015 (ADP-4.2) 10 ngày vào nửa cuối năm 2015.
        
       Chuẩn bị và tham dự các cuộc họp chuẩn bị cho COP-21/CMP11.
        
       Chuẩn bị và tham dự COP-21/CMP11 từ ngày 27/11 đến 11/12 tại Pari, Pháp.
        
Nguồn: Báo cáo số 107/BC-BTNMT
         
    
   
   
   
Bài & ảnh: Việt Hùng
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phòng chống thiên tai ở Thừa Thiên - Huế: Chủ động di dân khu vực miền núi
    (TN&MT) - Các phương án phòng chống thiên tai, đặc biệt là di dân vùng núi ra khỏi những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét... đã được chính quyền hai huyện A Lưới và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên - Huế) chủ động triển khai.
  • TP. Cần Thơ: Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào phát triển KT - XH
    (TN&MT) - TP. Cần Thơ xác định ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thành phố. Do đó, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm đảm bảo cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng bền vững.
  • Quảng Trị: Thiên tai làm 1 người chết, nhiều cơ sở vật chất bị hư hỏng
    Thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị cho biết, mưa lũ những ngày qua đã làm 1 người chết, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, nhiều đoạn đường giao thông bị hư hỏng.
  • Thanh Hóa: Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất
    Ngày 27/9/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN gửi các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
  • Nghệ An: Nhiều địa phương vùng cao bị ngập lụt
    Do mưa lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn cũng đổ về rất nhanh nên trong đêm 26, sáng 27/9/2023, nhiều địa phương như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương… của tỉnh Nghệ An đã bị ngập lụt. Thiệt hại ước tính về tài sản là khá lớn, người dân và chính quyền đã phải thức trắng đêm để di dời đồ đạc, vật nuôi đến nơi an toàn.
  • Giải pháp giảm thiểu sạt lở đất đá dựa vào tự nhiên
    (TN&MT) - Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều vụ sạt lở đất đá, lũ quét đặc biệt tại khu vực miền núi Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
  • Thời tiết ngày 27/9, cả nước có mưa, nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 27/9, Hà Nội và khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Nghệ An: Mưa lớn, nhiều thủy điện vận hành điều tiết nước hồ chứa
    Những ngày qua, thời tiết trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa lớn tại tất cả các huyện, thành, thị. Vì thế, để đảm bảo công tác điều tiết nước hồ chứa các nhà máy thủy điện được an toàn theo đúng quy trình đơn hồ và Quy trình liên hồ chứa trên lưu vực các sông, nhiều Nhà máy thủy điện đã có thông báo về việc vận hành điều tiết nước hồ chứa.
  • Nghệ An: Nhiều nơi bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lốc xoáy
    Trong đêm 25 và ngày 26/9/2023, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An xẩy ra mưa lớn khiến cho nhiều địa phương bị ngập. Ngoài ra, một số nơi còn xảy ra lốc xoáy gây thiệt hại nhiều tại sản của người dân.
  • Ứng phó với BĐKH ở Bến Tre: Hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững
    (TN&MT) - Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, tỉnh Bến Tre đã chủ động triển khai thực hiện nhiều giải pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, nhằm hướng đến cuộc sống an toàn, bền vững. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre xung quanh nội dung này.
  • Quảng Bình: Mưa lũ làm 22 thôn, bản bị chia cắt
    Báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, đến 11h ngày 26/9/2023, mưa lớn do áp thấp nhiệt đới khiến 22 thôn, bản trên địa bàn tỉnh bị chia cắt. Trong đó, Huyện Minh Hóa có 14 thôn bản, huyện Quảng Ninh và Bố Trạch mỗi huyện có 4 thôn, bản bị chia cắt.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Các tỉnh Nam Miền Trung: Cảnh báo mưa to trên diện rộng, ngâp úng và sạt lở núi
    Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) áp sát miền Trung khiến cho các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi đang có mưa vừa đến mưa to. Trước diễn biến phức tạp của ATNĐ, hiện các địa phương đang khẩn trương chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO