187 ứng viên là người dân tộc thiểu số ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Ngọc Trâm | 15/05/2021, 16:38

(TN&MT) - Theo Danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV được công bố tại Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia ban hành, có 868 người ứng cử ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước. Trong đó, có 187 ứng viên là người dân tộc thiểu số (DTTS) ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, chiếm 21,54%.

Việt Nam có 53 DTTS với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Việc tăng cường sự tham gia của đại diện người DTTS vào Quốc hội và cơ quan dân cử ở các địa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hệ thống chính trị các cấp.

Số lượng đại biểu Quốc hội người DTTS đã tăng theo các khóa: khóa I (1946) chiếm 10,2%, khóa XIII chiếm 15,6%, cao hơn tỷ lệ dân số DTTS, khóa XII đạt cao nhất là 17,7%, khóa XIV có 86 đại biểu Quốc hội là người DTTS thuộc 32 dân tộc khác nhau (chiếm tỷ lệ 17,3%).

Ảnh minh họa

Năm nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 559/NQ-HĐBCQG công bố danh sách chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử trên cả nước với tổng số 868 ứng cử viên. Trong đó, có 187 người là ứng cử viên DTTS, chiếm 21,54%.

Với 187 ứng viên người DTTS ứng cử, cho thấy sự tham gia của đại diện các DTTS trong hệ thống các cơ quan dân cử, cơ quan đại diện cho tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân đã được hưởng ứng tích cực.

Theo danh sách chính thức các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV, đại phương có ứng cử viên người DTTS ứng cử nhiều nhất là tỉnh Sơn La với 10 người. Còn các địa phương khác, ứng cử viên người DTTS ứng cử ở TP. Hà Nội có 2; TP.HCM có 2; An Giang có 3; Bạc Liêu có 1; Bắc Kạn có 7; Bắc Giang có 3; Bình Phước có 3; Bình Thuận có 2; Cao Bằng có 7; Đắk Lắk có 9; Đắk Nông có 3; Điện Biên có 7; Đồng Nai có 3; Gia Lai có 6; Hà Giang có 9; Hòa Bình có 6; Khánh Hòa có 1; Kiên Giang có 3; Kon Tum có 7; Lai Châu có 8; Lạng Sơn có 9; Lào Cai có 3; Lâm Đồng có 5; Nghệ An có 6; Ninh Thuận có 3; Phú Thọ có 6; Quảng Nam có 3; Quảng Ngãi có 4; Quảng Ninh có 1; Quảng Trị có 2; Sóc Trăng có 6; Thái Nguyên có 7; Thanh Hóa có 8; Thừa Thiên - Huế có 3; Trà Vinh có 4; Tuyên Quang có 7; Yên Bái có 7 ứng cử viên người DTTS.

Đa phần ứng cử viên người DTTS ở các địa phương miền núi, vùng DTTS lần đầu tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Do vậy, để bảo đảm tỷ lệ người DTTS trong Quốc hội ngày càng tăng, Hội đồng Dân tộc đã đặc biệt chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận động tranh cử cho các ứng cử viên người DTTS thông qua việc tổ chức Hội nghị tập huấn “Kỹ năng vận động tranh cử cho ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh là người DTTS”.

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng phối hợp với Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức Hội nghị cho khu vực các tỉnh phía Bắc tại TP. Hà Nội (các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra) và Hội nghị cho khu vực các tỉnh phía Nam tại TP. Đà Nẵng (các tỉnh từ Quảng Bình trở vào). Giảng viên và cán bộ trợ giúp là các chuyên gia, đại biểu Quốc hội có kinh nghiệm trong công tác dân cử và vận động bầu cử; có kinh nghiệm trong công tác truyền thông, báo chí.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh tích cực nhằm phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc, biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS nhằm nêu cao tinh thần dân chủ, trách nhiệm, lựa chọn và bầu ra những đại diện xứng đáng tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, có uy tín tham gia Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội đồng bầu cử các cấp đã tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử. Chỉ đạo tăng thời lượng thông tin về các ứng cử viên trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Chú trọng tuyên truyền bằng tiếng DTTS, tổ chức tọa đàm về yêu cầu cơ cấu, thành phần; về tiểu sử các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào những thời điểm thích hợp.

Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng ứng cử viên người DTTS, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, của dân, do dân, vì dân, làm cho ngày bầu cử thực sự trở thành ngày hội của toàn dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tưng bừng ngày hội các dân tộc vùng Đông Bắc
(TN&MT) - Tối 2/11, tại TP. Lạng Sơn, Bộ VHTT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO